Nhận xét Hướng Dẫn Cơ Bản Khi Đi Arena: Cách Chơi Arena Hearthstone, Thuật Ngữ Trong Game

Bình luận Hướng Dẫn Cơ Bản Khi Đi Arena: Cách Chơi Arena Hearthstone, Thuật Ngữ Trong Game là ý tưởng trong bài viết hiện tại của blog Chiến Lực. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.

Bản mở rộng Rise of Shadows mang đến thay đổi lớn nhất từ trước đến nay trong Arena: người chơi được chọn các lá bài thuộc các bản mở rộng cũ đã lâu không xuất hiện trong Standard cùng với các lá thuộc Rise of Shadows, đi kèm một hệ thống chọn bài hoàn toàn mới. Điều này cũng có nghĩa là nhà phát hành đang đưa ra một khởi đầu mới lạ cho Arena, và việc hiểu rõ về các lá bài có thể được chọn có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả trong Arena của người chơi.

Đang xem: Cách chơi arena hearthstone

Từ bản mở rộng Rise of Shadows thì Blizzard đưa ra một hệ thống gồm 7 “nhóm” (bucket) các lá bài, xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu trong Arena, cao nhất là nhóm 1 và thấp nhất là nhóm 7 (có thể coi giống như các tier deck trong Rank). Cơ chế này cho phép người chơi được chọn giữa các lá có Rarity khác nhau. Tức trong một lượt chọn có thể xuất hiện một lá Common, một lá Rare và một lá Epic (nhưng 3 Legendary luôn cùng xuất hiện trong một lượt). Các lá xuất hiện trong cùng một lượt thường nằm trong cùng một nhóm, nhưng cũng có thể là các lá cuối nhóm trên xuất hiện cùng các lá đầu nhóm dưới (chẳng hạn một lá cuối nhóm 3 và hai lá đầu nhóm 4). Trong bài viết này thuật ngữ “nhóm dưới” được dùng để chỉ các lá mạnh trong Arena và nằm ở nhóm 1, 2 hoặc 3.

Chúng ta đã mất những lá bài nào

*

Không chỉ ở chế độ Rank và Arena, các lá bài thuộc năm Mammoth 2017 có ảnh hưởng cực lớn: các minion với Poisonous rẻ như Stubborn GastropodGiant Wasp Stoneskin Basilisk, các lá hiệu ứng Battlecry mạnh như Fire Plume PhoenixPrimordial Drake, chưa kể đến các lá Taunt rất mạnh như Tar Creeper hay Lone Champion. Điều này khiến các deck mạnh được draft trong 2 năm vừa rồi chủ yếu có lối chơi khá chậm. Các lá bài trên giờ đã không còn được sử dụng nữa, và chúng bị thay thế bởi các lá có tầm ảnh hưởng lớn nhưng có yếu tố RNG cao.

Vậy lối chơi trong Arena thay đổi như thế nào? Không may là việc chia nhóm các lá bài theo sức mạnh đang có ảnh hưởng lớn chưa từng có trong Arena đơn giản vì chúng bị đánh giá không chính xác và vì tác động khổng lồ của sự điều chỉnh set trong Arena. Tỉ lệ thắng của Rogue giảm từ 59% trước Rise of Shadows xuống còn 49.4% hiện tại, có nghĩa là các bài hướng dẫn chọn bài Arena tương tự sẽ dễ dàng trở nên lỗi thời và không còn phù hợp khi các set mới được chơi (chẳng hạn thay vì Naxxramas và Gadgetzan thì Karazhan và The Grand Tournament được đưa vào thay thế). Hiện tại class có tỉ lệ thắng cao nhất là Warlock với 56.1%, và phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung và meta Arena cụ thể này.

Lối chơi trong Arena hiện tại

*

Lý do chính khiến việc xếp các lá bài theo nhóm được thiết kế không tốt có tác động lớn tới Arena là vì người chơi sẽ luôn luôn gặp cùng một loại deck khi đạt nhiều win trong Arena, đặc biệt là khi tỉ lệ xuất hiện của một số lá mạnh là rất cao. 53% các deck Mage có ít nhất một Flamestrike. Hơn 60% các deck Warlock có Abyssal Enforcer. Hai lá này có tỉ lệ xuất hiện từng được điều chỉnh xuống khá thấp khi Mean Streets of Gadgetzan lần đầu được chơi trong Arena hai năm trước. Trong khi đó, các lá Neutral Eccentric ScribeHaunted Creeper, hai minion rất mạnh với hiệu ứng Deathrattle dính board, chúng đều nằm ở nhóm dưới.

*

Điều này khiến chiến thuật thuần túy Control khó hoạt động hiệu quả, đặc biệt là với Warlock, do hai lá uy lực Abyssal EnforcerFelfire Potion đều gây damage cho chính người chơi Warlock. Vì vậy, Warlock nên chọn lối chơi Midrange để tận dụng tối đa sự linh hoạt của class: chọn bài theo lối Zoolock sẽ khiến các lá dọn bàn mana lớn bị bỏ qua và chơi Control đồng nghĩa với việc người chơi Warlock thường sẽ tự gây quá nhiều damage bởi các lá phòng thủ của mình. (Cẩn trọng với Voidcaller: nếu chọn chơi theo kiểu Midrange, sẽ rất khó để lấy được đủ nhiều Demon tốt hòng tận dụng Deathrattle của Voidcaller).

Việc có vô số các công cụ lật bàn cũng khiến chọn bài theo kiểu Control không thật sự hợp lý, nếu nhìn từ góc độ của sự ổn định. Các lá tạo Lackey, Potion, như Messenger RavenConjurer’s Calling và các lá tương tự tạo ra các lá bài khác để thay thế cho chính các lá đã được chơi và nhiều hiệu ứng trong số này là không đáng tin cậy. Do vậy, nếu chọn bài theo lối Aggro hơn thì các bác sẽ dễ chơi hơn và chúng cũng dễ kết hợp hơn với các lá thuộc nhóm dưới đã nói. Tuy nhiên, các lá dọn bàn Neutral lớn như Burly Shovelfist hay Batterhead đều bị đánh giá thấp hơn thực lực của chúng, có nghĩa là lối đánh Control cũng không hoàn toàn bị loại bỏ trong meta Arena hiện tại.

Các nhóm và các lá mạnh nhất Arena hiện tại

*

Trong thời gian tới chắc chắn việc chia nhóm sẽ phải được xem xét và nghiên cứu lại hết sức kỹ lưỡng: việc các set được sử dụng luân phiên nhau trong Arena đồng nghĩa với việc Blizzard sẽ luôn phải làm lại từ đầu vào đầu mỗi bản mở rộng. Một phần là do dữ liệu Blizzard sử dụng cho các lá bài thuộc các bản mở rộng cũ không phải bao giờ cũng áp dụng được theo dự đoán của họ khi xét đến các set khác được sử dụng cùng thời điểm. Ví dụ như sức mạnh hạn chế của Smuggler’s Run hay Grimestreet Outfitter trong meta Arena này. Điều này chỉ ra rằng các lượt pick bài trong Arena sẽ thường xuyên bao gồm các lá bài không thực sự tương đồng nhau về sức mạnh. Iksar gần đây nói trên Reddit rằng các nhà thiết kế Hearthstone sẽ ưu tiên đánh giá của người chơi trình độ trung bình trên dữ liệu thực tế. Nó sẽ càng củng cố cho việc các deck có nhiều win bao gồm nhiều lá giống nhau.

Xem thêm: Fix Lỗi Usb Đòi Format Đơn Giản Nhất, Cách Sửa Lỗi Khi Usb Yêu Cầu Format Đơn Giản Nhất

“Mục đích của việc tạo ra các nhóm dựa theo tỉ lệ được chọn là để các lá được đưa ra trong một lượt chọn mang lại sự hào hứng cho nhiều người chơi nhất có thể. Tỉ lệ chọn là số liệu hữu ích trong việc xác định xem các lá bài trong một lượt chọn có thú vị hay không. nếu có một lá bài mà một người chơi giàu kinh nghiệm biết rằng nên nằm ở nhóm 1 nhưng hầu hết người chơi khác cho rằng nó chỉ xứng đáng nằm ở nhóm 3, blizzard sẽ xếp chúng vào nhóm 3. Kết quả của việc này, từ góc nhìn của chúng tôi, là người chơi trình độ trung bình sẽ nhìn thấy một lựa chọn thú vị, trong khi người chơi thành thạo sẽ tận dụng kiến thức của mình về arena để đưa ra quyết định “chính xác” và hưởng lợi từ đó.”

Dù các bạn có đồng ý hay phản đối cách thiết kế này, việc xác định các lá bài bị đánh giá sai (bị xếp sai nhóm) là rất cần thiết, không chỉ để cải thiện khả năng chọn bài, mà còn để chỉ ra các lá bài tiềm năng cần đề phòng khi đạt đến số win cao.

Dưới đây là danh sách các class có tỉ lệ win cao trong Arena ở thời điểm này và các lá bài bị đánh giá sai mà các bạn sẽ gặp trong hầu như mọi lần đi Arena. Các lá này đủ sức mạnh để nằm ở nhóm 1 hoặc nhóm 2 nhưng vì đa phần người chơi cho rằng chúng không quá đặc biệt nên ít khi chọn chúng, dẫn đến việc Blizzard đẩy chúng xuống các nhóm thấp hơn. Các lá bài thuộc các nhóm thấp hơn thường xuyên xuất hiện hơn và do đó các chuyên gia arena có thể tận dụng điều này để chọn được các lá rất mạnh nhưng bị đánh giá sai đó, dẫn đến việc khi đạt được nhiều win thì người chơi thường phải đối đầu với các chuyên gia arena đó với các deck có nhiều lá mạnh giống hệt nhau.:

Warlock: Abyssal Enforcer, EVIL Genius, Dread Infernal, Felfire Potion, Darkshire Councilman

Warlock thật sự có quá nhiều lá bài tuyệt vời ở hầu như mọi khoảng mana, vì vậy chọn bài theo nhóm cao của class này cũng không thực sự quá quan trọng, nhưng các lá được liệt kê ở trên giúp lối chơi Midrange của Warlock đạt hiệu quả cao.

Priest: EVIL Conscripter, Northshire Cleric, Auchenai Soulpriest, Convincing Infiltrator

Các lá bài này đẩy Priest đến chiến thuật value cao, nhưng việc chúng được sử dụng như thế nào liên quan mật thiết đến các minion đầu game mạnh như Dark CultistKabal Talonpriest, và chúng cũng phần nào khiến Priest có lối chơi Midrange hơn người chơi thường nghĩ.

Hunter: Unleash the Beast, Deadly Shot, Hunter’s Mark, Vilebrood Skitterer, Infest

Các lá dọn bàn và tạo value mana lớn của Hunter thường bị đánh giá thấp hơn sức mạnh thực sự, nhưng với việc Warlock và Rogue có xu hướng tự nhận rất nhiều damage khiến cho lối đánh theo hướng Aggro của Hunter trở nên hiệu quả, chừng nào các bạn còn nhớ rằng “face is the place”.

Mage: Book of Specters, Messenger Raven, Forbidden Flame

Việc Flamestrike có thể xuất hiện nhiều cộng với vài lá Conjurer’s CallingMessenger Raven khiến cho Mage trở thành class ưa thích cho những ai thích yếu tố RNG trong Arena hiện tại, cộng với nhiều phép chất lượng thì Mage có thể có lối chơi khá chậm trong meta Arena này. Tuy vậy hãy chắc rằng các bác có thể kết liễu đối thủ ở một thời điểm nào đó!

Rogue: Unidentified Contract, EVIL Miscreant, Undercity Huckster

Các lá bài của Rogue không được điều chỉnh trong đợt chia nhóm lại gần đây, nhưng việc các lá tốt nhất của class này bị giảm tỉ lệ xuất hiện đã khiến tỉ lệ thắng của Rogue giảm đến 10%. Rogue vẫn là một class rất linh hoạt nhưng không thực sự đáng để chơi khi các bác đang bị chính Blizzard chống lại.

Paladin: Light’s Justice, Rallying Blade, Selfless Hero, Sword of Justice, Mysterious Blade

Các vũ khí rẻ của Paladin đều thuộc nhóm dưới, và các lá dùng để chơi đầu game cũng vậy. Vũ khí 8 mana Silver Sword kết hợp với các token từ các minion Neutral định hướng lối chơi cho class này, và câu hỏi chỉ là liệu các bạn có kiếm đủ các lá chất lượng khác để phục vụ lối chơi này không.

Shaman: Walking Fountain, Flamewreathed Faceless, Master of Evolution, Hammer of Twilight

Hầu hết các minion khổng lồ của Shaman đều thuộc nhóm dưới và thấp hơn so với thực lực của chúng (tức các lá Shaman hơi yếu so với mặt bằng chung những nhóm này) và không được điều chỉnh gì đáng chú ý trong đợt thay đổi nhóm vừa qua. Tuy nhiên, vì ở nhóm thấp như vậy nên Shaman vẫn sẽ có chút lợi thế trước các nhóm cao hơn.

Druid: Druid of the Scythe, The Forest’s Aid, Savage Roar, Blessing of the Ancients

Một lần nữa, các bạn sẽ phải theo lối chơi token, dù cho các lá kể trên không xuất hiện nhiều khi chọn bài. Blessing of the Ancients xếp thấp hơn Power of the Wild đến 3 bậc là một trong những điều kỳ lạ của các nhóm hiện tại.

Xem thêm: Download Turbo Pascal Miễn Phí Mới Nhất, Turbo Pascal (With Dosbox) 7

Warrior: Warrior cần khẩn cấp một sự đánh giá lại về sức mạnh các lá bài của class này, vì vậy các bạn nên hạn chế chơi Warrior, và nếu có chơi thì hãy để ý đến Sweeping Strikes, một lá có thể tạo ra hiệu ứng dọn bàn khá đáng kể.

Neutral: Eccentric Scribe, Haunted Creeper, Burly Shovelfist, Hench-Clan Hogsteed, EVIL Cable Rat, Dalaran Crusader