Phân tích Cách Chơi Bungee Là Gì? Có Thực Sự Nguy Hiểm Như Lời Đồn? Có Thực Sự Nguy Hiểm Như Lời Đồn
Chia sẻ Cách Chơi Bungee Là Gì? Có Thực Sự Nguy Hiểm Như Lời Đồn? Có Thực Sự Nguy Hiểm Như Lời Đồn là chủ đề trong nội dung hôm nay của Chienluc.vn. Tham khảo nội dung để biết đầy đủ nhé.
Nhảy bungee là gì? Nguồn gốc của trò chơi mạo hiểm này có từ đâu? Lợi ích của nhảy bungee và liệu thực sự trò chơi có nguy hiểm như lời đồn? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này. Nếu bạn quan tâm hãy cùng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. Nhảy bungee là gì?
1.1. Tổng quan về nhảy bungee

Tổng quan về nhảy bungee
Nhảy bungee là một trong những trò chơi mạo hiểm kích thích cảm giác mạnh của con người. Với trò chơi này người chơi sẽ đứng ở một vị trí trên cao, có thể là một tòa tháp hay trên một chiếc trực thăng, buộc dây an toàn vào người sau đó nhảy xuống mắt đất hay nước. Loại dây này có tính đàn hồi và được thiết kế tính toán chiều dài sao cho khi gần chạm đến mặt đất chúng sẽ kéo người chơi bật về lại. Chính vì điều này đã làm tăng thêm cảm giác sợ hãi cho bộ môn này.
Đang xem: Cách chơi bungee
1.2. Nguồn gốc của nhảy bungee
Nhảy Bungee bắt nguồn từ một trò chơi dân gian truyền thống của người dân trên đảo Pentecost, phía nam Thái Bình Dương. Nguồn gốc của tập tục này bắt đầu từ một sự tích kể lại rằng: Khi xưa có một cặp vợ chồng, người chồng hay đánh đập và hành hạ vợ. Sau đó, có một lần người vợ bị chồng đuổi đánh, cô đã chạy đến vách đá, buộc dây vào chân mình và nhảy. Người chồng thấy thế cũng nhảy theo, kết quả người vợ có buộc dây nên còn sống, người chồng thì thiệt mạng. Chính vì thế, từ đó về sau, đàn ông trên đảo này đều luyện tập bộ môn nhảy dây leo này. Thậm chí nó còn được tổ chức thành một hoạt động truyền thống ở nơi đây.
Đến năm 1955 nhờ vào tạp chí National Geographic, các nước phương Tây dần biết đến trò chơi này. Năm 1979, nhảy bungee lần đầu tiên được thực hiện ở một đất nước khác, hai thành viên câu lạc bộ thể thao nguy hiểm Oxford là David Kirke và Simon Keeling thực hiện những cú nhảy đầu tiên từ Clifton cao 80m ở Bristol, Anh. Sau đó, họ lại tiếp tục thực hiện những cú bungee ở cầu Cổng Vàng và Royal Gorge, Mỹ. Hành động điên rồ này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người yêu thể thao mạo hiểm.
Năm 1989, A.J.Hackett, người New Zealand phát triển bungee thành hoạt động thương mại đầu tiên. Sàn nhảy bungee thương mại đầu tiên được khai trương tại cầu Kawarau Gorge gần Queenstown, đảo Nam New Zealand. Từ đó đến nay, hình thức thương mại hóa trò nhảy bungee dần trở nên được phổ biến.
2. Lợi ích của nhảy bungee

Lợi ích của nhảy bungee
2.1. Lợi ích của nhảy bungee đối với sức khỏe
Theo những nghiên cứu trước cho thấy rằng việc nhảy bungee này có khả năng kích thích tuyến thượng thận giải phóng một số hormone, bao gồm cả adrenaline. Bên cạnh đó, loại hình thể thao mạo hiểm này còn có khả năng làm tăng nhịp tim và tốc độ co bóp tim khiến cho tốc độ máu lên não và đi đến những được lưu thông ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp cho việc giải phóng glucozen thành glucozo mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể.
2.2. Lợi ích của nhảy bungee đối với tinh thần
Như đã nói trên đây, nhảy bungee có thể giải phóng một lượng lớn hoocmon trong đó có adrenaline. Đây là một loại hoocmon chỉ được sinh ra khi bạn làm những điều mạo hiểm. Hoocmon này khiến tinh thần của con người trở nên hưng phấn, có cảm giác thành tựu thõa mãn. Đây cũng điều có thể giải thích vì sao lại có những người yêu thích trò chơi mạo hiểm đến như vậy.
Chơi nhảy Bungee nói riêng và những trò chơi mạo hiểm nói chung có thể rèn luyện tinh thần cho con người, khiến họ mạnh mẽ hơn. Việc tập làm quen với việc đối diện với sự sợ hãi sẽ khiến cho con người chịu được áp lực lớn. Nó còn rèn luyện được khả năng xem xét và ra quyết định trong những thời khắc mấu chốt. Đây cùng là một trong những lợi ích của trò chơi nhảy bungee này.
Ngoài ra, bungee còn giúp con người giải tỏa được căng thẳng, mệt mỏi, xóa tan đi mọi áp lực trong cuộc sống, giúp tinh thần sảng khoái, thư thái, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn tiếp theo trong cuộc sống. Chính vì thế có thể nói nhảy bungee cải thiện chất lượng tinh thần của con người đấy.
2.3. Nhảy bungee hâm nóng tình cảm
Có một vài địa điểm nhảy bungee có thiết kế một lần cho 2 người. Điều này có thể giúp những bạn chưa đủ dũng cảm nhưng vẫn muốn thử chơi trò cảm giác mạnh có thể trải nghiệm. Có người nhảy cùng đương nhiên sẽ có cảm giác an toàn và bớt sợ hơn đúng chứ.
Có thể nói đây là trò chơi hoàn hảo cho các cặp đôi. Nếu hai bạn đang có khúc mắc hay cảm thấy tình cảm giữa cả hai có dấu hiệu nhạt nhòa, hãy thử chơi trò này thử xem nhé. Việc cùng nhau làm một chuyện điên rồ, đột nhiên sẽ khiến cho con người trở nên thân thiết, gắn kết với nhau hơn. Không chỉ tình yêu, trò chơi này cũng giúp hâm nóng được tình bạn với nhau. Nếu có cơ hội hãy cùng bạn thân của mình trải nghiệm trò chơi này.
Xem thêm: Cách Chơi Game Mu Online Phiên Bản Pc, Giới Thiệu Game Mu Online
Ngoài ra, nhảy bungee còn là một trong những trò chơi thích hợp cho việc tỏ tình hay bày tỏ tình cảm. Cá nhân mình đánh giá hành động này rất lãng mạn. Khoảnh khắc bản thân đối đầu với “nguy hiểm”, với sự sợ hãi con người có xu hướng muốn thổ lộ những gì chân thật với những người mà họ yêu thương. Vì thế những lời thổ lộ với nhảy bungee, mình luôn đánh giá cao. Bởi vậy nên, bungee cũng là một địa điểm lý tưởng để bạn tỏ tình với nửa kia của mình đấy.
3. Nhảy bungee có an toàn không? Dây bảo bộ bungee gồm bao nhiêu loại?
3.1. Nhảy bungee có an toàn không?

Nhảy bungee có an toàn?
Không phải tự nhiên mà trò chơi này có thể tồn tại được cho đến ngày nay. Nhìn chung, bất ký trò chơi mạo hiểm nào cũng được trang bị đồ bảo hộ vô cùng kĩ lưỡng. Đối với trò bungee, dây bảo hộ buộc vào người được thiết kế vô cùng chắc chắn.
Cấu tạo của dây bungee được thiết kế với nhiều sợi atec được bao chặt bởi một lớp vỏ cứng bên ngoài. Lớp vỏ này có tác dụng làm tăng độ nảy của những cú nhảy, đồng thời cũng giúp cho khả năng chịu lực tốt hơn, giúp cho chất lượng dây bền và chắc hơn. Thông thường thì những nhà tổ chức trò chơi này ở bán cầu nam thích dùng những sợi dây không có vỏ bọc hơn. Nguyên nhân bởi loại dây này tạo được cảm giác uyển chuyển và khiến thời gian nhảy lâu hơn.
3.2. Phân loại dây bảo hộ bungee
Có hai loại dây bảo hộ khi nhảy bungee: loại có vỏ bọc và loại không. Với loại có vỏ bọc, chất liệu bọc bên ngoài sẽ là nylon hoặc cotton. Bên trong đương nhiên là phần lõi cao su. Loại dây này có thể giãn ra đến 2,1 lần so với độ dài ban đầu, tùy thuộc vào trọng lượng của người chơi. Loại này có thể phù hợp với những người lần đầu chơi bungee. Thiết kế loại dây này có nhiều móc câu, tạo cảm giác chắc chắn cho người chơi. Đồng thời vì có một lớp vỏ bọc bên ngoài đã kiểm hoãn độ nảy. Thời gian chơi không quá lâu.
Với loại dây không có vỏ bọc, có nghĩa là chỉ là một sợi dây với phần lõi thuần cao su. Cấu tạo của sợi cao su này được tổng hợp từ 1000 sợi dây cao su riêng lẻ, bện lại thành một sợi dây duy nhất. Điều này có thể đảm bảo độ chắc chắn và độ nảy khủng khủng khiếp của loại dây này. Thường thì loại dây này có thể dãn da hơn gấp 2 lần so với loại có vỏ bọc. Có nghĩa là có thể dãn ra tầm 4,2 lần so với độ dài ban đầu. Đương nhiên là vẫn còn tùy thuộc vào trọng lượng của người chơi nữa.
Với loại dây thiết kế thuần cao su này có thể phù hợp cho những ai đã quen với việc nhảy bungee. Loại dây này có độ nảy cao nhưng không quá sốc. Hơn nữa chất lượng dây có độ đàn hồi cao khiến cho biên độ nảy lớn và thời gian chơi sẽ lâu hơn.
4. Cách buộc dây bảo hộ

Cách buộc dây bảo hộ
Có nhiều cách buộc dây bảo hộ bungee, tùy vào từng vùng hay từng đơn vị tổ chức sẽ có những cách buộc khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì dây bảo hộ bungee sẽ có những cách buộc sau:
4.1. Buộc xung quanh mắt cá chân
Đây là một kiểu buộc vô cùng truyền thống, hấu hết những trò nhảy bungee trên mạng xã hội đều được buộc theo kiểu này. Kiểu buộc này chỉ buộc dây xung quanh mắt cá chân của người chơi. Tuy nhiên, phương pháp buộc dây này khá nguy hiểm. Đã có trường hợp dây bị tuột ra khỏi chân gây nên những tai nạn thương tâm. Chình vì vậy, hiện nay người ta cũng dần cải tiến phương pháp buộc dây khác và loại bỏ dân hình thức buộc dây này.
4.2. Buộc dây + mặc đồ bảo hộ
Với phương pháp buộc dây này, ngoài phần dây buộc ở mắt cá chân, người chơi còn được trang bị thêm một bộ áo bảo hộ. Bộ áo này tương tự như bộ áo của người leo núi chuyên nghiệp. Nó có tác dụng hỗ trợ an toàn cho người chơi bên cạnh việc buộc dây bảo hộ ở chân. Kiểu buộc dây này là một phương pháp mới, được cải tiến từ cách buộc cũ. Cách thức buộc này hiện nay cũng đang dần được phổ biến.
Xem thêm: Cách Chơi 20 Trang Ptc Trong Vòng 20 Phút, Kiếm Tiền Với Ptc
5. Nhảy Bungee không dành cho ai?

Nhảy Bungee không dành cho ai?
Nhảy bungee là một trò chơi mạo hiểm, vì thế nó không dành cho tất cả mọi người. Có những trường hợp cần lưu ý, không nên tham gia trò chơi này. Chẳng hạn như:
Những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, tiền tình,… bệnh liên quan đến tim mạch. Nhảy bungee sẽ khiến cho tim đập vô cùng mạnh, tốc độ bơm máu nhanh. Điều này có thể vô cùng nguy hiểm với những ai có một trái tim không khỏe, có khả năng sẽ xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.Trường hợp lưu ý thứ hai là những người sợ độ cao. Đây là điều đương nhiên vì nhảy bungee là một trò chơi nhảy từ trên cao xuống. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh về xương khớp cũng không được tham trò chơi này. Nó có thể khiến người bệnh gặp chấn thương trong quá trình chơi.
Ngoài ra một vài trường hợp khác như những người vừa ăn no cũng không được chơi, chúng có thể khiến bạn bị nôn. Đồng thời, một điều tất yếu là trẻ em dưới 18 tuổi phải có sự cho phép của người lớn mới có thể chơi trò này đấy nhé!
6. Kết luận
Tóm lại nhảy bungee là một trò chơi mạo hiểm, chúng được nhiều người đam mê cảm giác mạnh yêu thích. Không những đem lại cảm giác thỏa mãn, trò chơi này còn tốt cho sức khỏe. Nhìn chung, nhảy bungee khá an toàn, chúng được trang bị thiết bị bảo hộ và dây cáp khá chắc chắn. Tuy nhiên, mọi điều có có sự tương đối, vẫn có những trường hợp ngoại lệ xảy ra, gây ra những tai nạn thương tâm. Vì thế, nếu bạn có ý định tham gia trò chơi này hãy tìm hiểu kỹ và chọn những địa điểm an toàn, uy tín nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!