Phân tích Preventive Maintenance Là Gì, &Ndash Industrial Iot & Smart Factory Vn

Chia sẻ Preventive Maintenance Là Gì, &Ndash Industrial Iot & Smart Factory Vn là chủ đề trong content bây giờ của Chiến Lực. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.

TBM là gì?CBM là gì?Preventive Maintenance là gì?Breakdown Maintenance là gì?Maintenance Prevention là gì?Corrective Maintenance là gì?

TBM là gì? CBM là gì? Để hiểu được chúng ta cần hiểu rõ một số quan điểm sau đây. Trước tiên, các thiết bị máy móc được xây dựng, lắp đặt nhằm mục đích sử dụng lâu dài trong nhà máy, công ty. Quản lý thiết bị, máy móc nhằm mục đích tối ưu hóa chức năng thiết bị khi lắp đặt và nâng cao sản lượng sản xuất khi vận hành. Việc quản lý máy móc thiết bị sẽ không đầy đủ nếu chỉ thực hiện lúc máy móc đã lắp đặt hoàn thiện. Vì vậy phải quản lý máy móc thiết bị được thực hiện từ giai đoạn thiết kế, lắp đặt và quá trình sử dụng máy móc. Vậy có những hình thức bảo trì như thế nào? Áp dụng các hình thức bảo trì này ra sao?

*

Bố cục bài viết

1. BM- Breakdown maintenance

BM- Breakdown Maintenance nghĩa là bảo trì khi hư hỏng. Breakdown Maintenance có ý nghĩa là thiết bị sẽ được sửa chữa hoặc thay thế sau khi thiết bị, chi tiết xuống cấp về chức năng hoặc khi gặp vấn đề về vận hành (dừng máy).

Bạn đang xem: Preventive maintenance là gì

*

Type Maintenance

Trước khi có Preventive Maintenance (PM), phần lớn hoạt động bảo trì đã được thực hiện theo phương pháp cũ. Hoạt dộng chỉ tập trung khắc phục các hư hỏng (BM- Breakdown Maintenance). Lúc đó, chúng ta chưa tiến hành việc phân tích tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và đề ra các biện pháp ngăn ngừa. Từ đó, chúng ta phải đối mặt với các hư hỏng, sự cố lặp lại và mất rất nhiều thời gian trong công việc khắc phục, sửa chữa. Việc hư hỏng, sự cố như vậy sẽ gây ra các thất thoát to lớn đối với hoạt động sản suất, giảm hiệu suất của thiết bị, máy móc.

2. PM- Preventive Maintenance

*

Type Maintenance

Để duy trì hiệu suất thiết bị, máy móc trước tiên phải duy trì các điều kiện vận hành (Normal operation). Sau đó, chúng ta cần phải thiết lập và duy trì điều kiện cơ bản của thiết bị (Basic condition) thông qua hoạt động bảo trì hàng ngày (Daily Maintenance) như: Vệ sinh, bôi trơn, kiểm tra… nhằm ngăn ngừa các yếu tố thúc đẩy máy móc xuống cấp.

Lúc đó, chúng ta sẽ kết hợp bảo trì định kỳ TBM (TBM- Time Based Maintenance) và bảo trì theo điều kiện thiết bị CBM (CBM- Condition Based Maintenance) để đo lường sự xuống cấp. Tất cả các hình thức nêu trên được gọi là Preventive Maintenance (bảo trì phòng ngừa).

3. TBM- Time Based Maintenance

TBM- Time Based Maintenance là một dạng bảo trì thuộc PM- Preventive Maintenance (Bảo trì phòng ngừa). Hình thức được thực hiện dựa trên cơ sở thời gian, chúng ta tiến hành thay thế thiết bị, chi thiết khi tới thời hạn. Có 2 phương dạng bảo trì cơ bản như sau:

Hai là dạng lên kế hoạch và thực hiện kiểm tra, thay thế thiết bị, chi tiết theo quy định của nhà sản xuất thông qua Catalog.

4. CBM- Condition Based Maintenance

CBM- Condition Based Maintenance là một dạng bảo trì thuộc PM- Preventive Maintenance (Bảo trì phòng ngừa). Hoạt động dựa vào điều kiện của từng thiết bị ở từng vị trí sử dụng.

Xem thêm: Zen Là Gì – Tìm Hiểu Về Thiền (Zen)

CBM- Condition Based Maintenance sử dụng các biện pháp đo lường và xác định các giá trị đại diện cho sự xuống cấp. Sau khi xác đinh được các giá trị đó, sẽ tiến hành phân tích dự đoán theo công cụ Trend Analysis để dự đoán ngày tiến hành bảo trì tiếp theo. Cuối cùng là lập kế hoạch thay thế chi tiết, thiết bị theo kết quả dự đoán.

Để đảm bảo tính chính xác trong hoạt động của hình thức bảo trì này, cần có kế hoạch đo lường kiểm tra lại xu hướng xuống cấp để đảm bảo máy móc không xảy ra hư hỏng trước thời gian thay thế.

Ưu điểm hình thức bảo trì CBM là tận dụng tối đa giá trị sử dụng của chi tiết, thiết bị. Ngược lại, nó sẽ tiêu tốn của chúng ta khá là nhiều nguồn nhân lực để kiểm tra, theo dõi sự xuống cấp thiết bị.

5. CM- Corrective Maintenance

*

CM- Corrective maintenance là hình thức bảo trì nâng cao độ tin cậy của máy móc, dễ bảo trì bảo dưỡng và các vấn đề về an toàn của con người – máy móc. Nếu khắc phục đúng điểm yếu của máy móc thì có thể giảm các vấn đề về hư hỏng, sự cố. Từ đó kéo dài tuổi thọ của chi tiết thiết bị.

Mục tiêu của hình thức bảo trì CM- Corrective maintenance là tiến tới không cần phải bảo trì bảo dưỡng trong một khoảng thời gian định trước (MP- Maintenance Prevention).

6. MP- Maintenance Prevention (MP)

*

MP- Maintenance Prevention nghĩa là làm máy móc hoàn hảo về độ tin cậy, dễ bảo dưỡng, hiệu suất cao và an toàn. MP- Maintenance Prevention sử dụng trong hoạt động thiết kế, chế tạo máy móc mới. Bao gồm cả việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong thiết kế.

Xem thêm: Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật Là Gì, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật Vần Bằng

Tổng Kết

Đối với mỗi hình thức bảo trì nào đó thì đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các nhà máy, công ty có máy móc sản xuất với số lượng máy móc nhiều thì việc kết hợp các hình thức bảo trì trong hoạt động bảo trì là đặc biệt quan trọng. Việc làm này không những phát huy tối đa hiệu suất hoạt động bảo trì. Qua đó còn giúp giảm chi phí cho hoạt động bảo trì sửa chữa.

Trong hoạt động TPM- Total Productive Maintenance các hình thức bảo trì sẽ được áp dụng linh hoạt. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của máy móc cũng như giá trị mà chúng đem lại.

Chuyên mục: Hỏi Đáp